5 cách nhổ răng không đau cho bé, ba mẹ cần ghi nhớ

5 cách nhổ răng không đau cho bé

Thay răng sữa là hiện tượng rất tự nhiên mà mỗi đứa trẻ phải trải qua. Tuy nhiên, ba mẹ cần biết cách giúp con nhổ răng không đau ngay từ lần đầu tiên để không gây tâm lý lo sợ cho bé ở các lần nhổ răng sau. Trong bài viết này, nha khoa Bảo Phúc sẽ hướng dẫn bạn cách nhổ răng không đau cho bé, đừng bỏ lỡ nhé!

Khi nào nên nhổ răng cho trẻ?

Khi nào nên nhổ răng cho trẻ?
Khi nào nên nhổ răng cho trẻ?

Khi bước vào giai đoạn từ 5 – 6 tuổi là lúc bé bắt đầu thay răng sữa, lúc này cần nhổ răng cho trẻ. Sau đó, những răng còn lại sẽ tiếp tục được thay mới cho đến khi trẻ được 10 – 12 tuổi thì kết thúc.

Theo quy trình sinh lý, răng sữa sẽ tự động lung lay, sau đó sẽ bật ra ngoài khi có lực tác động vào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cần nhổ gấp răng sữa chưa lung lay cho bé như:

  • Răng sữa bị viêm cement cấp và viêm tủy
  • Răng sữa bị nhiễm trùng
  • Răng vĩnh viễn trồi lên nhưng răng sữa chưa rụng

Với các trường hợp bị viêm hoặc nhiễm trùng thì bạn cần nhanh chóng nhổ bỏ răng bị bệnh để tránh lây lan sang những răng khác. Còn đối với các răng vĩnh viễn mọc trồi lên nhưng răng sữa cho rụng, nếu bạn không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ răng miệng của bé sau này.

Thứ tự thay răng sữa theo từng độ tuổi

Thứ tự thay răng sữa theo từng độ tuổi
Thứ tự thay răng sữa theo từng độ tuổi

Thứ tự thay răng sữa theo từng độ tuổi được tiến hành theo trình tự như sau:

  • Từ 5 – 7 tuổi bắt đầu thay răng sữa giữa
  • Từ 7 – 8 tuổi bắt thay răng cửa bên
  • Từ 9 – 10 tuổi thay răng sữa hàm thứ nhất
  • Từ 10 – 11 tuổi thay răng nanh sữa
  • Từ 11 – 12 tuổi thay răng sữa hàm thứ hai

Tuy nhiên thời gian thay răng sữa có thể sớm hoặc trễ hơn từ 6 – 12 tháng so với cột mốc cơ bản bên trên. 

5 cách nhổ răng không đau cho bé

5 cách nhổ răng không đau cho bé
5 cách nhổ răng không đau cho bé

Nếu như bạn đang loay hoay tìm cách nhổ răng cho trẻ không đau thì dưới đây sẽ là 5 gợi ý dành cho bạn.

1. Hướng dẫn trẻ dùng lưỡi để đẩy các răng lung lay

Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ dùng lưỡi lung lay răng sữa sắp rụng mỗi ngày để răng sữa tự động rụng. Cách nhổ răng này sẽ giúp trẻ ít đau hơn nhưng cần đòi hỏi trẻ kiên trì thực hiện mỗi ngày.

Lưu ý: Bạn nên dặn con chỉ dùng lưỡi và không được dùng tay. Vì nếu tay bẩn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào răng và gây nhiễm trùng.

2. Cho trẻ ăn những thức ăn giòn

Khi răng sữa của bé bắt đầu lung lay, bạn có thể thường xuyên cho trẻ ăn các thực phẩm giòn như rau củ hoặc trái cây để giúp răng sữa nhanh rụng hơn. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn quá cứng sẽ dễ làm tổn thương các răng chắc khỏe lân cận.

3. Nhổ răng bằng bông gạc

Nếu như ba mẹ có thời gian, hãy rửa tay thật sạch rồi dùng băng gạc y tế quấn quanh tay. Sau đó kiên trì lung lay răng cho bé mỗi ngày đến khi răng “chín mùi” rụng xuống khi chỉ cần tác động một lực nhẹ.

4. Nhổ răng bằng chỉ

Trường hợp răng sữa đã lung lay thì ba mẹ có thể dùng chỉ nhổ răng cho bé. Bạn thực hiện thao tác này bằng cách lấy 1 sợi chỉ dài quấn quanh răng cần nhổ. Sau đó sử dụng một lực thật mạnh, dứt khoát để nhổ bỏ răng sữa.

Khi đã nhổ răng thành công, bạn hãy cho bé súc miệng bằng nước muối ấm và đặt bông gòn vào lỗ chân răng để cầm máu cho bé. 

5. Tìm đến phòng nha uy tín

Tìm đến phòng nha khoa uy tín là cách nhổ răng cho bé không đau nhanh, gọn hiệu quả mà bạn nên lựa chọn. Tại đây sẽ có 2 phương án cho bạn, gồm:

  • Nhổ răng sữa truyền thống không đau vì được gây tê trước khi nhổ. Tuy nhiên sau khi hết thuốc tê thì trẻ sẽ bị đau vài ngày.
  • Nhổ răng sữa bằng máy siêu âm Piezotome không đau, nhanh và ít đau hơn sau khi nhổ. Bạn nên dùng phương pháp này để giúp trẻ thoải mái hơn trong và sau khi nhổ răng.

Cách chăm sóc răng miệng cho bé sau khi nhổ răng

Cách chăm sóc răng miệng cho bé sau khi nhổ răng
Cách chăm sóc răng miệng cho bé sau khi nhổ răng

Để răng miệng trẻ luôn khỏe mạnh, sau khi nhổ răng sữa cho bé bạn hãy nhớ:

  • Nhắc nhở trẻ không tác động lên vị trí vừa nhổ răng: Các hành động như chọc, ngoáy,… vào lỗ chân răng sẽ gây chảy máu và dễ nhiễm trùng.
  • Cho trẻ ăn thức ăn phù hợp: Nên cho bé ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng và uống nhiều nước. Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm quá cứng, quá ngọt, quá cay nóng,….
  • Vệ sinh răng miệng cho bé: Nên sử dụng bàn chải lông mềm và tránh chải lên vết thương trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng. Có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn.

Trên đây chính là 5 cách nhổ răng không đau cho bé mà ba mẹ có thể áp dụng cho trẻ khi bước vào giai đoạn thay răng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị các vấn đề về răng miệng như viêm hay nhiễm trùng thì bạn cần đưa bé đến địa chỉ nha khoa uy tín để chữa trị và loại bỏ răng bệnh 1 cách an toàn, êm ái cho trẻ.